• Mon - Sat: 7:00 - 17:00
  • +84 243.311-3162
  • info@vcs.com.vn
  • Hướng dẫn kiểm tra chất lượng bê tông tươi

    14/06/20182018

    Vì sao cần kiểm tra chất lượng bê tông tươi?

    Bê tông tươi là vật liệu xây dựng quyết định phần lớn đến độ an toàn và tuổi thọ của công trình. Chính vì vậy, cần phải tiến hành kiểm tra để xác định chất lượng sản phẩm so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn để đánh giá hiện trạng cũng như có hướng khắc phục nếu có sai sót.

    Nhu cầu xây dựng, nhu cầu sử dụng bê tông tươi để phục vụ thi công các hạng mục công trình dân dụng đang tăng cao. Tuy nhiên, trên thị trường lại xuất hiện những sản phẩm bê tông kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn.

    Bê tông tươi là vật liệu xây dựng quyết định phần lớn đến an toàn

    Sự quảng cáo của các đơn vị cung cấp kém chất lượng với mức giá quá rẻ so với thực tế, khách hàng sẽ rất khó có thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, từ đó dễ mắc sai lầm và chọn nhầm phải những sản phẩm kém chất lượng.

    Chính vì vậy, cần phải biết về các phương pháp kiểm tra chất lượng bê tông, để từ đó so sánh với hợp đồng ký kết giữa hai bên để có cách xử lý hợp lý nhất.

    Các cách kiểm tra chất lượng bê tông tươi

    Có hai cách để chúng ta có thể tiến hành kiểm tra chất lượng của hỗn hợp này.

    Cách 1: Khoan lấy mẫu trực tiếp

    Khách hàng có thể khoan bê tông tại khu vực thi công để lấy mẫu và gửi đi kiểm tra giám định. Đây được xem là phương pháp hiệu quả và chính xác nhất mà bạn có thể dễ dàng thực hiện được. Hãy nhắc nhở nhà cung cấp thực hiện công đoạn này trước khi hoàn tất hợp đồng mua bán bê tông tươi hay bê tông thương phẩm để bảo vệ quyền lời chính đáng của mình.

    Phương pháp tiến hành:

    – Đầu tiên, để tiến hành phương pháp này các bạn cần chuẩn bị một máy khoan.

    – Dùng máy khoan rút lõi để khoan lấy mẫu bê tông cấu kiện cần kiểm tra.

    – Lấy dấu để gia công cắt phẳng 2 đầu mẫu khoan.

    – Đo đạc kích thước mẫu khoan.

    – Kiểm tra thật kỹ các thông số về đường kính và khoảng cách cốt thép (nếu có) trong từng mẫu khoan.

    – Capping mẫu khoan bằng vật liệu chuyên dụng.

    – Kiểm tra độ phẳng, song song và thẳng trục của 2 đầu capping.

    – Phân loại mẫu khoan theo từng cấu kiện, hạng mục công trình.

    – Đưa mẫu vào máy kiểm tra cường độ bê tông.

    – Gia tải từ từ với tốc độ trong khoảng từ 2÷10daN/cm2 đến khi mẫu bị phá hủy.

    Cách 2: Ép mẫu bê tông

    Khách hàng có thể yêu cầu đơn vị cung cấp bê tông tươi ép mẫu bê tông ở 28 ngày ninh kết. Từ đó có thể kiểm tra và đánh giá được tiêu chuẩn của hỗn hợp có đạt so với hợp đồng mà bạn đã ký kết mua mác bê tông đó hay không?

    Phương pháp tiến hành:

    Sau khi bê tông tươi ninh kết trong thời gian 28 ngày, các bạn tiến hành đưa mẫu bê tông có kích thước 150 mm×150mm×150 mm vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu (qua đó xác định được cường độ chịu nén của bê tông), đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kG/cm²).

    Theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 4453:1995

    “Cường độ bê tông sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mỗi tổ mẫu gồm 3 viên mẫu) không được nhỏ hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế…”

    Xây dựng Việt Đức chúng tôi hi vọng rằng với kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sẽ phần nào giúp ích được cho các bạn trong quá trình kiểm tra, đánh giá vật liệu bê tông trong xây dựng.

    Chia sẻ nhận xét của bạn

    Nhận xét của bạn *

    Lưu tên của tôi, email trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp

    +84 243.311-3162