• Mon - Sat: 7:00 - 17:00
  • +84 243.311-3162
  • info@vcs.com.vn
  • Cấp phối bê tông tươi

    14/06/20182018

    Cấp phối bê tông tươi là tỷ lệ thành phần các vật liệu cho 1m³ bê tông. Để biết chính xác cấp phối bê tông tươi thì cần phải căn cứ vào mác bê tông, kích thước cốt liệu, chất kết dính, thành phần phụ gia..

    Trong định mức dự toán vật liệu đã quy định cấp phối bê tông tươi theo mác bê tông. Hãy cùng Việt Đức đi tìm hiểu các thông tin này qua bài viết dưới đây.

    Cấp phối bê tông tươi

    Cấp phối bê tông tươi

    Trình tự tính cấp phối bê tông tươi

    Cấp phối hỗn hợp bê tông tươi có thể được tính theo hai phương pháp:
    phương pháp 1: Tỷ lệ tính theo khối lượng giữa xi măng, cát và sỏi đồng thời chỉ rõ tỷ lệ nước với xi măng.
    Lượng xi măng chúng ta sử dụng là 1, thì tỷ lệ giữa các thành phần bê tông tươi sẽ được viết dưới dạng 1:x:y và chỉ rõ tỷ lệ N/X.
    Lương tiêu hao vật liệu theo khối lượng kg cho mỗi m3 hỗn hợp bê tông

    Trình tự tính cấp phối bê tông

    1. Xác định tỷ lệ N/X

    Cần xác định tỷ lệ N/X trong mối phụ thuộc vào cường độ yêu cầu, thời gian và điều kiện đông cứng của bê tông.
    Công thức tính

    Với bê tông thường khi N/X >0,4

    N/X= ARx/(Rbt + A.0,5Rx)

    Với bê tông tươi cường độ cao khi N/X <0,4

    N/X= A1Rx/(Rbt – A1.0,5Rx)

    Lưu ý: Cần tính các yếu tố thời tiết như yêu cầu chịu băng giá, chống thấm, cường độ chịu kéo khi bị uốn

    2. Xác định lượng tiêu hao nước

    Khi xác định lượng tiêu hao nước cần tính đến độ ngậm nước của cốt liệu lớn nếu nó chiếm >0,5% theo khối lượng.

    3. Xác định lượng tiêu hao xi măng

    X= N:N/X

    Nếu lượng tiêu hao xi măng cho 1m3 bê tông tươi thấp hơn lượng cho phép thì cần phải tăng nó đến mức quy định hoặc cho thêm phụ gia độn nghiền mịn.

    4. Xác định hệ số dịch chuyển k cho hỗn hợp
    Tùy thuộc vào lượng hồ xi măng, vào cỡ hạt của cát
    5. Xác định lượng tiêu hao đá hoặc sỏi theo công thức

    Đ= 1000/( Rđ Kd /Pvđ + 1/ Pđ) 

    6. Xác định lượng tiêu hao cát theo công thức:

    C= Pc (1000 – X/Px – N- Đ/ Pđ )

    7. Kiểm tra độ lưu động
    Hay người ta còn gọi là cách độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông tươi trên các mẻ thử.

    Bảng thiết kế cấp phối bê tông tươi mác 100

    Cấp phối bê tông tươi mác 100

    Cấp phối bê tông tươi mác 100

    Vật liệu sử dụng:

    STT Tê vật liệu KL thể tích Đơn vị KL riêng Đơn vị
    1 Xi măng PCB40 1.05 g/cm 3.10 g/cm
    2 Đá 5-20(1×2) Hà Nam 1.445 g/cm 2.696 g/cm
    3 Cát vàng 1.435 g/cm 2.645 g/cm
    4 Nước sinh hoạt 1.0 —- 1.0
    5  Phụ gia tulog 247  1.05 1.05

    Tỉ lệ trộn cho 1 m3 và cường độ chịu nén của bê tông

    STT Vật liệu Tính theo trọng  lượng kg Tính theo KL thể tích( m) Tính theo KL riêng (m3 ) Cường độ mẫu thử RTB daN/cm2
    R7 R28
    1 Xi măng 217 0.207 0.070 92.6 135.0
    2 Đá 1040 0.720 0.386
    3 Cát 930 0.648 0.352
    4 Nước( lít) 195 0.195 0.195
    5 Phụ gia( lít) 1.08 0.001 0.001
    6 Tỉ lệ N/X 0.90

    Ghi chú:

    • Vật liệu được tính toán ở trạng thái khô, tùy theo độ ẩm thực tế mà điều chỉnh lượng nước để đạt được độ sụt 12 ± 2(cm)
    • Vật liệu trên không chứa sỏi trên sàng 5mm, khi sản xuất cần hiệu chỉnh vật liệu trên sàng 5mm
    • Dự kiến cấp phối đạt mác R28 ngày tuổi

    Chia sẻ nhận xét của bạn

    Nhận xét của bạn *

    Lưu tên của tôi, email trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp

    +84 243.311-3162